Kết quả tìm kiếm cho "Rơi máy bay chở khách"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1638
Gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là một hình thức quản lý và đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi an toàn và hiệu quả. Bên cạnh những lợi ích được nhiều người biết tới như: sinh lời ổn định, quản lý tài chính hiệu quả, xây dựng thói quen chi tiêu tốt…, thì việc gửi tiết kiệm còn mang tới 2 điều tuyệt vời khác cho người gửi, đó là: Cơ hội tiếp cận các khoản vay tiêu dùng và nhận ưu đãi hấp dẫn từ ngân hàng.
Đến nay, người dân vẫn còn mập mờ về loại gỗ làu táu xuất xứ từ đâu. Thế nhưng, những cây thẻ làm từ loại gỗ này do Quản cơ Trần Văn Thành cắm tại vùng đồng hoang thuở xưa vẫn còn nhiều điều bí ẩn được truyền miệng trong dân gian.
Hàng loạt di sản kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội như: Nhà hát Lớn, Nhà khách Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội… nằm ngay ở trung tâm Hà Nội. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… check-in mà không biết những công trình ấy lưu giữ nhiều bí ẩn thú vị. Khách tham quan sẽ thoả sức khám phá những di sản này miễn phí khi chúng là nơi tổ chức các buổi trình diễn nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, toạ đàm trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sắp tới.
Không dừng lại ở vai trò trong gia đình, phụ nữ hiện đại còn theo đuổi đam mê, độc lập tài chính, tự chủ kinh tế. Có lẽ vậy mà ngày càng có nhiều phụ nữ vượt qua giới hạn bản thân, thử sức khởi nghiệp và gặt hái thành công. Nguyễn Hoàng Ngọc Yến (sinh năm 1990, ngụ xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) là tấm gương phụ nữ chịu khó, sáng tạo và nhiệt huyết.
Từ đôi bàn tay khéo léo, anh Nguyễn Hùng Cường (ngụ xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) đã tận dụng những vật liệu tái chế để “hô biến” thành những ngôi nhà mô hình mang nét đẹp bình dị. Mỗi ngôi nhà mi-ni được anh Cường làm ra như một “góc quê thu nhỏ” tái hiện cuộc sống sinh hoạt gần gũi của người dân miền Tây Nam bộ.
Từ đầu năm đến nay, TP. Châu Đốc đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện và lễ hội huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân.
Sa Pa, được mệnh danh là "Thành phố trong mây", đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Những ngày con nước tràn đồng cũng là lúc người dân vùng xả lũ trở về với mùa tắm đồng. Từng là trò tiêu khiển của trẻ con ngày trước, việc tắm đồng giờ đây lại trở thành niềm vui cho những ai được thấy lại cảnh mùa nước nổi tràn đồng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt, mối quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.
Sáng 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Sự kiện do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức.
Bình minh vừa “leo” qua khỏi mặt sông, tiếng máy chạy lạch cạch rẽ nước ràn rạt, tiếng ít ới gọi nhau đánh thức “chợ trôi” mùa nước nổi. Trên ghe, thương hồ phân phối hàng nông sản miệt dưới cho mối lái để kịp chạy về bán vào buổi sáng tại chợ quê. Từ lâu, việc buôn bán trên sông bằng ghe, xuồng tấp nập đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ sông nước Cửu Long được lưu truyền hàng trăm năm. Nhờ hoạt động buôn bán này, thương hồ và tiểu thương có thu nhập ổn định quanh năm.